Pogba từ chối đề nghị tăng lương của M.U để tiến gần PSG
Thịnh kể, giữa năm 2020, khi đang giữ chức phó giám đốc một khu resort, anh phải nghỉ việc để giảm bớt gánh nặng cho công ty bị ảnh hưởng dịch Covid-19. Trở về quê, anh quyết định khởi nghiệp trên chính ngôi nhà gia đình đang ở.Từ ngôi nhà cấp 4, anh Thịnh sửa chữa, tân trang lại nhiều thứ. Đồng thời, vay vốn đầu tư trang thiết bị phòng nghỉ, dụng cụ ăn uống chất lượng… để du khách trải nghiệm thoải mái nhất."Tôi lên kế hoạch cụ thể, tỉ mỉ và làm việc nghiêm túc. Người thân bạn bè thấy tôi tâm huyết nên mỗi người cho mượn một ít vốn, gom lại cũng hơn 100 triệu đồng. Có người cũng lo homestay không có khách, nhưng tôi có niềm tin sau khi hết dịch bệnh, du lịch Việt Nam mở cửa trở lại thì sẽ có khách quốc tế và khách nội địa", anh Thịnh kể.Tháng 10.2020, anh Thịnh xin được giấy phép kinh doanh homestay mang tên Maison du Pays de Bến Tre, với 4 phòng ngủ, sức chứa 10 - 14 khách. Để tạo nên vẻ đẹp homestay gắn với thiên nhiên, anh tự tay chọn lựa, bài trí từng góc nhỏ trong nhà. Trái ô môi, cây chổi bếp bằng rơm, cái nia bằng tre, ghế ngồi bằng cây, lu nước bằng sành… được anh kết lại với nhau tạo nên cảnh vật vùng quê yên bình, xanh mát.Đến với homestay của anh Thịnh, du khách được trải nghiệm nhiều hoạt động. Khách có thể học làm các loại bánh quê, cùng gia chủ nấu cơm nếp ăn kèm tép bạc đất rang nước cốt dừa; đạp xe ngắm cảnh miệt vườn. Chương trình trải nghiệm còn đưa du khách vào vườn hái bưởi, hái rau mang về homestay làm món ăn…Từ chỗ là vùng quê hẻo lánh, sau 3 năm hoạt động, giờ đây homestay của anh Thịnh trở thành điểm sáng thu hút khách du lịch. Anh còn kết nối với một số hộ dân lân cận, điển hình như anh Tám cho khách leo dừa thưởng thức nước dừa tươi; chú Chín Cường cho khách thưởng thức ca cao tươi... "Tôi luôn cố gắng kết nối các hộ dân để góp phần giúp bà con tạo ra sinh kế cho cuộc sống thêm ấm no, bình yên trên chính quê hương mình. Đặc biệt là tạo cân bằng giữa nông thôn và thành thị, giúp người dân thấy được tài nguyên bản địa và người trẻ như tôi tự tin khởi nghiệp bằng cách dùng nội lực sẵn có", anh Thịnh nói. Theo anh Thịnh, mùa khách cao điểm vào cuối tháng 10 năm trước đến hết tháng 4 năm sau. Khoảng thời gian này, homestay đón tiếp đa phần khách đến từ các nước châu Âu (khoảng 90% khách quốc tịch Pháp). Cuối tuần thì có đoàn khách nội địa, chủ yếu ở TP.HCM, Hà Nội... Công suất phòng mùa cao điểm đạt trên 70%, tạo công ăn việc làm cho hơn 10 - 20 hộ dân địa phương. Người dân liên kết để tạo ra chuỗi du lịch cộng đồng ngày càng chuyên nghiệp. Hiện, anh Thịnh đang xây dựng mô hình du lịch cộng đồng và trao quyền lại cho người dân để cùng phát triển. Ngoài khởi nghiệp làm du lịch, anh Thịnh còn viết sách về ẩm thực quê hương để quảng bá đến độc giả và du khách. Mỗi dịp cuối tuần, anh và cùng hàng xóm làm các món ngon gửi bán ở TP.HCM nhằm tôn vinh sản vật bản địa và giữ mối liên kết với du khách đã từng đến trải nghiệm hoặc chưa.Tập áp chót 'Nữ hoàng nước mắt' gây ức chế
Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ (Đơn vị Điều trị Ban ngày, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM) cho biết, những loại hoa quả quen thuộc có thể được sử dụng để làm trà rất tốt cho sức khỏe như hoa cúc, hoa hồng, khổ qua... Dưới đây là những lợi ích của từng loại trà."Theo đông y, trà hoa cúc là có nhiều tác dụng như chữa đau họng, thanh nhiệt. Ngoài ra, y học cổ truyền cho rằng trà hoa cúc có khả năng làm sạch gan, tốt cho mắt, giảm căng thẳng. Cách pha trà hoa cúc cũng đơn giản, chúng ta sẽ ngâm hoa cúc (thường đã được sấy khô) vào nước nóng ở nhiệt độ khoảng 90-95°C để uống", bác sĩ Vũ chia sẻ.Trà hoa hồng có tác dụng giải nhiệt, tốt cho tuần hoàn máu, giảm mệt mỏi, an thần... Cánh hoa hồng chứa vitamin C, carotene, các loại vitamin nhóm B và vitamin K, kali, canxi, iodine, tinh dầu, một số chất có tác dụng sát khuẩn, chống viêm. Dùng trà hoa hồng chống viêm phế quản, viêm họng, viêm loét dạ dày, chống cảm cúm, sốt, viêm lợi. Trà hoa hồng đặc biệt rất tốt cho phụ nữ vào những ngày kinh nguyệt, vừa bổ dưỡng, vừa giúp xua tan mệt mỏi, bực bội. Ngoài ra, tinh dầu hoa hồng có tác dụng làm dịu thần kinh rất tốt. Trà atisô được coi là "thần dược" đối với gan vì nó làm sạch các độc tố trong gan. Uống trà atisô giúp cải thiện làn da rất nhiều như mịn màng và tươi sáng hơn do nó có tác dụng làm mát gan, giải nhiệt, thải độc tố, giúp da ít bị mụn và khô ráp.Trà này gồm có long nhãn, la hán, hồng táo. Long nhãn vị ngọt, tính bình, có tác dụng vào 2 kinh tâm và tỳ. Có tác dụng bổ tâm tỳ, nuôi huyết, an thần, ích trí, dùng chữa huyết hư sinh hay quên, hồi hộp mất ngủ. Quả la hán giúp nhuận tràng, chữa ho phế nhiệt, viêm hầu họng. Hồng táo có tác dụng trị tỳ hư, hồi hộp...Sử dụng kỷ tử 5g, đại táo 3 quả bỏ hạt, râu ngô 5-10g, lá dâu 5g. Tất cả sơ chế thái vụn đem hãm nước uống hằng ngày. Dược trà này có tác dụng mát gan, nhuận phế, bổ thận khí. Thích hợp cho những người viêm gan, viêm đường tiết niệu, viêm phổi - phế quản, thận hư gây đau lưng mỏi gối…Dùng bách hợp 5-10g, đại táo 3-5 quả, ngư tinh thảo (lá diếp cá khô) 5-10g. Tất cả đem hãm 15-20 phút. Trà này có tác dụng nhuận phế, giảm ho tiêu đờm, trị viêm họng…Sử dụng tiểu hồi hương 10-15g, đường ăn một lượng vừa phải. Tiểu hồi hương tán vỡ, sau đó hãm với nước sôi có thêm ít đường. Bài thuốc này dùng cho người mắc chứng tỳ vị hư yếu, thường xuyên đau bụng đi ngoài, lạnh bụng, dễ mắc cảm cúm…Trà khổ qua có tác dụng lợi tiểu, giảm đường huyết, giải độc. Rửa sạch khổ qua, thái lát mỏng, phơi khô để dùng dần. Mỗi lần, có thể sử dụng khoảng 10-15g khổ qua đun lên trong vòng 10 phút là uống được.Ngoài ra, trà khổ qua có thể được sử dụng để giải nhiệt trong những ngày nắng nóng, chữa các bệnh kiết lị, đau mắt đỏ.Hoa hòe có tác dụng tăng sức bền thành mạch, cầm máu. Nó cũng giúp tăng cường sức co bóp cơ tim, hạ huyết áp, hạ mỡ máu và làm chậm quá trình vữa xơ động mạch. Dùng hoa hòe sao vàng cho vào nước sôi hãm, dùng nước uống.
Thành công nhờ sản xuất nông sản sạch
Sáng 25.1, xảy ra kẹt xe ở khu vực cầu Rạch Miễu. Tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn sau khi xảy ra va chạm giữa xe khách giường nằm và xe máy khiến một phụ nữ tử vong tại chỗ.Thông tin ban đầu, khoảng 7 giờ 25 cùng ngày, xe khách giường nằm BS 84B-005.58 lưu thông trên QL60 theo hướng từ Bến Tre qua Tiền Giang. Khi xe khách vừa qua cầu Rạch Miễu, đang đổ dốc (đoạn thuộc địa bàn P.6, TP.Mỹ Tho, Tiền Giang) thì va chạm với xe máy BS 83C1-704.52 do một phụ nữ khoảng 35 tuổi (ngụ H.Kế Sách, Sóc Trăng) điều khiển lưu thông chiều ngược lại.Sau va chạm mạnh, người phụ nữ đi xe máy ngã xuống đường, bị xe khách giường nằm cán qua người tử vong tại chỗ. Tại hiện trường, xe máy hư hỏng nặng, nằm trước phần đầu xe khách; nạn nhân nằm dưới gầm xe. Vụ tai nạn khiến tình trạng kẹt xe ở cầu Rạch Miễu trở nên trầm trọng. Đến gần 10 giờ cùng ngày, lực lượng chức năng tỉnh Tiền Giang mới xử lý xong hiện trường. Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, thời điểm hơn 11 giờ cùng ngày, trên QL60 vẫn còn hàng ngàn phương tiện xếp hàng chờ ở hai phía đầu cầu Rạch Miễu. Bên cạnh đó, hàng đoàn xe máy đổ về từ hướng TP.HCM đi các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng khiến tình trạng kẹt xe càng căng thẳng.
Chiều 5.3, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị tại các Kết luận 126, 127, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, đã chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ. Cuộc họp thảo luận, cho ý kiến về đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp để chuẩn bị trình cấp có thẩm quyền.Cùng dự có Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an và các Phó thủ tướng, bộ trưởng.Sau khi nghe báo cáo của Bộ Nội vụ và ý kiến của các đại biểu, Thường vụ Đảng ủy Chính phủ thống nhất mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, đó là cấp tỉnh (gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư) và cấp cơ sở.Đảng ủy Chính phủ cũng thảo luận về các phương án dự kiến sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã.Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh cần căn cứ trên một số tiêu chí quan trọng, đó là diện tích, dân số, kinh tế, văn hóa và khả năng bổ sung, hỗ trợ cho nhau để phát triển.Thủ tướng đánh giá cao công tác chuẩn bị của Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan, đề nghị các cơ quan sớm hoàn thiện đề án báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến.Trước đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (với cả tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.Để thực hiện nội dung này, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức T.Ư, Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể T.Ư và các cơ quan liên quan chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án, tờ trình Bộ Chính trị về sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.Cụ thể, đối với cấp tỉnh, ngoài căn cứ về quy mô dân số, diện tích, cần nghiên cứu kỹ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, mở rộng không gian phát triển, phát huy lợi thế so sánh, đáp ứng yêu cầu phát triển đối với từng địa phương và yêu cầu, định hướng phát triển của giai đoạn mới... làm cơ sở, căn cứ khoa học trong sắp xếp.Đối với cấp xã, cần xác định rõ các mô hình chính quyền địa phương cấp xã đối với khu vực đô thị, nông thôn, miền núi, đồng bằng, hải đảo, quy mô dân số, diện tích, lịch sử, văn hóa, các vấn đề về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo... Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, định biên của chính quyền địa phương cấp xã.
TP.HCM giảm số điểm bắn pháo hoa dịp lễ 30.4
Mục đích của quỹ là chia sẻ, giúp đỡ những đối tượng yếu thế trong xã hội thông qua việc kết nối và huy động các nguồn lực trong xã hội để thực hiện các hoạt động thiện nguyện như bảo trợ viện phí cho các bệnh nhân ung thư; hỗ trợ học phí và hướng nghiệp dạy nghề cho trẻ bị bạo lực và có nguy cơ bị bạo lực; xây phòng học cho trẻ em vùng cao, vùng sâu, vùng xa tại các địa phương khó khăn; trao học bổng cho học sinh tài năng và sinh viên nghèo vượt khó tại các khoa đào tạo báo chí trên cả nước; bảo trợ cho các mẹ Việt Nam anh hùng...